Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Những phong tục đẹp ngày Tết cổ truyền

1. Chơi hoa

Mỗi dịp tết đến xuân về, những cánh hoa đào, hoa mai lại khoe sắc rực rỡ tại nhiều gia đình. Ngoài ra, còn một số loại hoa quý như thủy tiên, hoa quỳnh thường được giới thượng lưu ngày xưa xếp vào loại hoa đón tết, xem hoa nở để đoán vận may. Chơi hoa ngày Tết là một truyền thống và để hoa nở đúng vào mồng 1 Tết thì duy nhất có ở Việt Nam.





2. Tiễn ông Công ông Táo lên trời

Tương truyền ở mỗi gia đình kể từ khi loài người biết dùng lửa để ăn chín đến nay luôn luôn trong nhà có ông Công ông Táo. Ông Công được xem là thần đất giữ nhà và biểu tượng của ông là cây nêu ngày Tết. Nay, phong tục trồng cây nêu đã bị mai một. Còn ông Táo được dân gian gọi là "ông Vua bếp". Vua bếp là vị thần cai quản việc nấu ăn trong mỗi gia đình. Mỗi cỗ bếp có ba ông Vua bếp được nắn bằng đất thó (đất sét) có hình chóp cụt uốn cong cúi đầu vào nhau tạo thành "kiềng ba chân".
Việc tiễn đưa ông Táo về chầu trời là một phong tục đẹp với ý nghĩa tâm linh. Lễ cúng ông Táo về trời bao giờ cũng có việc thả cá chép làm phương tiện cho ông.

3. Xin chữ về thờ

Phong tục xin thầy đồ chữ về thờ mơ ước con cháu được học hành, làm ăn phát đạt, may mắn. Chữ được chọn để thờ thường là chữ Tâm, chữ Phúc...


4. Gói bánh chưng, bánh tét

Gói bánh chưng là một phong tục có từ nền văn minh lúa nước từ thời vua Hùng với truyền thuyết bánh chưng, bánh dầy.


5. Lau dọn nhà

Tất cả đồ vật, chén bát đũa đều được đem ra sửa soạn và trưng bày. Công việc dọn dẹp cũng là lúc xem lại xem còn nợ nần ai thì phải trả, không để nợ hai năm mà thành "nợ cả đời". Đây là phong tục tổng kết cuối năm, xem nợ thì phải trả trước tết, ơn thì phải đem lễ vật đến để đáp ơn, cũng có ý nghĩa không để nợ ơn qua năm.

6. Đón giao thừa

Giao thừa là thời khắc trời đất gặp nhau mà ai chứng kiến sẽ thấy trào dân cảm xúc. Đón giao thừa bao giờ cúng cúng xôi gà ngoài trời và gia tiên trong nhà.

7. Xông đất

Xông đất có thể là chọn người từ trước và người được chọn sẽ đến vào lúc sớm nhất trong năm. Xông đất được tính từ lúc sáng sớm và trong ngày mồng một.

8. Chúc tết

Quanh năm làm ăn vất vả, ít có điều kiện qua lại thăm hỏi nhau, nhân ngày Tết đến chúc nhau sức khỏe, may mắn, thành công, tài lộc, gắn bó tình cảm.

9. Lì xì

Lì xì đầu năm là phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt và nhiều nước trong khu vực, với mong muốn những điều tốt đẹp nhất và lấy may từ những ngày đầu năm mới. Bao lì xì thường có màu đỏ, với người Châu Á màu đỏ là một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội. Hơn nữa, phong bao lì xì còn tượng trưng cho tài lộc - người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì người ta càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc…





0 nhận xét:

Đăng nhận xét